Phân loại Tiếng_Tấn

Cho tới thập niên 1980, các phương ngữ Tấn đều được gộp hết vào Quan thoại. Tuy vậy, năm 1985, Lý Vinh đề xuất rằng Tấn nên được nhìn nhận là một nhóm phương ngữ riêng, tương tự Việt (Quảng Đông)Ngô. Lý do cho đề xuất này là tiếng Tấn giữ lại "nhập thanh" (入聲), thể hiện ở âm tắc thanh hầu giống như trong tiếng Ngô, nhưng lại khác biệt với đa phần phương ngôn Quan thoại khác.

Một số nhà ngôn ngữ học khác sau đó chấp nhận kiểu phân loại này. Ngược lại, số khác không đồng ý rằng Tấn là một nhóm riêng vì lí do sau:[2][3]

  1. Việc lấy sự lưu giữ nhập thanh làm thước đo là thiếu nhất quán với cách phân chia những nhóm phương ngữ khác (dựa trên con đường phát triển của âm hữu thanh đầu từ trong tiếng Trung trung đại).
  2. Một số phương ngôn Quan thoại khác cũng lưu giữ nhập thanh (thành âm tắc thanh hầu), nhất là trong Quan thoại Giang-Hoài, nhưng tới nay thì chưa ai đề xuất tách chúng khỏi Quan thoại cả.

Trong Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập, tiếng Tấn được chia ra 8 phân nhóm:[4]

Bính Châuở trung Sơn Tây (Bính Châu cổ), gồm cả Thái Nguyên.Lữ Lươngở tây Sơn Tây (gồm Lữ Lương) và bắc Thiểm Tây.Thượng Đảngở Trường Trị (Thượng Đảng cổ) tại đông nam Sơn Tây.Ngũ Đàiở một phần bắc Sơn Tây (gồm Ngũ Đài) và trung Nội Mông.Đại–Baoở một phần bắc Sơn Tây và trung Nội Mông, gồm Bao Đầu.Trương-Hàở Trương Gia Khẩu tại tây bắc Hà Bắc và một phần trung Nội Mông, gồm Hohhot.Hàm-Tânở đông nam Sơn Tây, nam Hà Bắc (gồm Hàm Đan) và bắc Hà Nam (gồm Tân Hương).Chí-Diênở Chí ĐanDiên Xuyên miền bắc Thiểm Tây.